Giấy vệ sinh là gì?
Giấy vệ sinh đã được biết tới từ thế kỷ 14 tại Trung Quốc. Lúc đó, chỉ có những người trong hoàng tộc là được sử dụng giấy vệ sinh. Sau đó, giấy vệ sinh đã được làm dưới dạng các tờ giấy với độ dài khoảng 2–3 feet (tương đương với 61–91 cm). Giấy vệ sinh đã được sản xuất đại trà (tại nhà máy) vào năm 1857 bởi Joseph Gayetty và sau đó 40 năm, năm 1897 thì giấy vệ sinh dạng cuộn như hiện nay đã được chào bán bởi Scott Paper Company tại Philadelphia (Mỹ).
Tại Việt Nam, giấy vệ sinh đang được sản xuất và sử dụng rộng rãi từ thành thị đến nông thôn với hai loại chủ yếu là giấy vệ sinh có lõi và không lõi với chiều cao cuộn khoảng 80 – 110 mm và đường kính cuộn khoảng từ 50 – 130 mm. các cuộn giấy thường được cắt tờ (sheet) sẵn dưới dạng răng cưa có chiều dài khoảng 90 – 20 cm để dễ dàng ngắt đoạn khi sử dụng.
Trên thị trường hiện nay có hai loại chất liệu giấy chủ yếu, một loại được sản xuất từ nguồn nguyên liệu bột giấy nguyên chất và loại còn lại sản xuất từ nguồn bột giấy tái chế. Đối với loại làm bằng nguyên liệu bột giấy nguyên chất giá thành có cao hơn một chút nhưng sử dụng rất tiết kiệm và an toàn cho người sử dụng, giấy có đặc điểm là mềm, mịn, dai, trắng, trên mặt giấy không chứa các tạp chất với đủ màu sắc khác nhau, khi cầm lên thấy rất mềm mại và mát tay; đối với loại giấy sản loại giấy sản xuất từ nguồn nguyên liệu tái chế giấy thường đen, mủn, nhiều bụi, mặt giấy khô ráp, có nhiều chấm bẩn màu đen, xanh, đỏ.
Đặc biệt trong vài năm trở lại đây ở Việt Nam bắt đầu có xu hướng sử dụng giấy vệ sinh cuộn lớn (jumbo roll tisue paper) trong các nhà vệ sinh công cộng, các công ty, tòa nhà, nhà hàng… nhằm tiết kiệm chi phí. Một cuộn giấy cuộn lớn có lượng giấy tương đương với khoảng 10 – 20 cuộn giấy nhỏ thông thường, giúp tiết kiệm chi phí bao bì, giảm hao hụt do không bị mất cắp và giấy không bị rơi xuống sàn, tiết kiệm chi phí nhân công.
Quy trình sản xuất giấy vệ sinh
Giấy được sản xuất từ bột gỗ, nguồn nguyên liệu thô chính là gỗ. Với rất nhiều chủng loại, các nhà sản xuất có thể kết hợp các loại gỗ khác nhau và xử lí trong quá trình sản xuất để cho ra các loại giấy với các đặc tính kĩ thuật khác nhau. Bên cạnh đó, việc sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh từ các sản phẩm đã qua sử dụng càng ngày càng phổ biến, hiện đang trở thành một xu hướng cho ngành công nghiệp giấy và bột giấy ngày nay. Nhìn chung, quy trình làm giấy có thể được chia ra làm 3 giai đoạn:
- Nghiền bột giấy
- Máy giấy
- Thành phẩm
Nghiền bột giấy
Được tạo thành từ các sợi xơ (cellulosose), dù được sản xuất bằng bột gỗ hay từ giấy tái sinh, bước đầu tiên trong quá trình sản xuất giấy đều là nghiền nguyên liệu thô thành dạng bột. Trong giai đoạn này, gỗ hoặc giấy tái sinh sẽ được nghiền nát, sự liên kết của các sợi xơ bị phá vỡ để trở nên tách rời nhau hoàn toàn. Kết quả quá trình nghiện bột giấy này là một khối lượng chất xơ đã được tách rời không còn liên kết. Lượng chất xơ này sẽ được rửa sạch và sàng lọc để lược bỏ các các xơ sợi còn liên kết bị sót lại. Nước sẽ được ép ra và phần còn lại được sấy khô. Lúc này, bột giấy đã có thể sẵn sàng đưa vào máy giấy để sản xuất.
Máy seo giấy
Bộ gỗ hay bột giấy tái sinh sau khi được nghiền nát và xử lí ở giai đoạn đầu tiên sẽ được chuyển đến nơi làm giấy với dạng các tấm dầy. Quá trình xử lí tiếp theo diễn ra ở đây, nguyên liệu sẽ được pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:100, tức khối lượng nước sẽ có thể lên đến gấp 100 lần khối lượng nguyên liệu, hỗn hợp này sau đó được đánh đều bằng các cánh quạt trong máy giấy.
Kết quả là một hỗn hợp dạng bùn và được chuyển qua bồn chưa, lúc này, nhà sản xuất có thể cho thêm các loại hóa chất theo từng tỷ lệ khác nhau để cho ra sản phẩm với các đặc tính kỹ thuật mong muốn.
Tiếp theo, nước sẽ được thêm vào nhiều hơn nữa, tỉ lệ có thể lên đến 1:1000. hỗn hợp nước-bột giấy từ bồn chứa của máy giấy được phun qua một khe mỏng đến một chuyền động, chiều ngang khe mỏng này có thể từ 2 đến 6m. Trên chuyền động này, nước sẽ được hút ra và bột giấy còn lại trên dây chuyển đã có thể thấy được ở dạng như một lớp giấy mỏng.
Lớp giấy mỏng và ướt này sẽ tiếp tục được cho chạy qua các con lăn để ép phần nước còn lại, khoảng 50% rồi chuyển qua khu vực sấy khô với nhiệt độ có thể lên đến 100oC đến khi lượng nước còn lại từ 5-8%. Sản phẩm giấy thô vừa xong sẽ được chuyển tiếp qua giai đoạn cuối cùng, thành phẩm giấy.
Thành phẩm giấy vệ sinh
Tùy theo yêu cầu của từng loại giấy mong muốn, giấy thô sẽ được đem đi tráng phủ hoặc cán mỏng, láng mịn, chia định lượng giấy đạt yêu cầu.
Việc xử lí tráng phủ bề mặt giấy giúp cải thiện độ đục, độ bong, bề mặt giấy được nhẹ nhàng và khả năng hấp thụ màu sắc của giấy được tăng lên.
Việc cán mỏng giấy giúp tăng cùng độ láng min và mỏng hơn.
Cuối cùng, giấy đã đạt được yêu cầu kĩ thuật sẽ cuộn thành từng cuộn lớn hay còn gọi là phôi. Sau khi có phôi sẽ cho lên máy chia nhỏ các cuộn theo kích thước nhỏ hơn như thành phẩm mà chúng ta đang dùng.